Hóa đơn GTGT là chứng từ không thể thiếu của doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp dịch vụ, hàng hoá cho khách hàng. Để lập hóa đơn bán hàng chính xác đòi hỏi chúng ta chúng ta phải nắm và tuân thủ các quy định của pháp luật thuế về kế toán cũng như tham chiếu chuẩn mực kế toán về ghi nhận doanh thu (chuẩn mực số 14).
Cùng ketoangiare.net tham khảo bài viết dưới đây về cách viết hóa đơn GTGT 2021 để đảm bảo bạn sẽ luôn đúng khi thực hiện công việc này nhé.
Cùng ketoangiare.net tham khảo bài viết dưới đây về cách viết hóa đơn GTGT 2021 để đảm bảo bạn sẽ luôn đúng khi thực hiện công việc này nhé.

Cách viết hoá đơn GTGT 2021
CƠ SỞ PHÁP LÝ HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT HÓA ĐƠN GTGT
– Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 31/03/2014.
– Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 27/02/2015.
– Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 27/02/2015.
CÁCH VIẾT 19 CHỈ TIÊU HÓA ĐƠN GTGT 2021:
Chỉ tiêu 1: Ngày tháng năm
- Nếu là bán hàng hóa: Là ngày chuyển giao quyền hoặc sử dụng hàng hóa. (Không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền).
- Nếu là cung ứng dịch vụ: Là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ (Nếu thu tiền trước hoặc trong khi thực hiện dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền).
- Nếu là xây dựng, lắp đặt: Là ngày bàn giao, nghiệm thu công trình (Không phân biệt đã thu tiền hay chưa).
Chú ý: Ngày lập hóa đơn rất quan trọng, nếu xuất sai thời điểm DN sẽ bị phạt từ 4 - 8 triệu đồng.
Chỉ tiêu 2: Họ tên người mua hàng
– Là tên người trực tiếp đến mua hàng hoá, dịch vụ thay mặt bên mua đến giao dịch với bên bán. Trường hợp người mua hàng không cung cấp tên thì khoản mục này bạn được bỏ trống.
– Trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn thì ghi là:”Người mua không lấy hóa đơn” hoặc “khách lẻ”
Chỉ tiêu 3: Tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ
– Ghi đầy đủ tên công ty, MST, địa chỉ của khách hàng theo đúng giấy phép kinh doanh.
Để kiểm tra chính xác thông tin bên mua trong trường hợp họ đã thay đổi địa chỉ kinh doanh mà chưa cập nhật cho mình, bạn vào trang web của Tổng cục thuế để tra cứu http://tracuunnt.gdt.gov.vn chỉ cần nhập mã số thuế, mã xác nhận, bạn sẽ xem được đầy đủ thông tin của khách hàng như hình mẫu bên dưới.

Tra cứu thông tin người nộp thuế
Lưu ý: Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như sau: Phường là “P”; Quận là “Q”, Thành phố là ”TP”, Việt Nam là ”VN”, Cổ phần là “CP”, Trách nhiệm hữu hạn là ”TNHH”, Khu công nghiệp là ”KCN”, Sản xuất là “SX”, Chi nhánh là ”CN”, nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với thông tin đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 4: Hình thức thanh toán
Có 2 hình thức thanh toán như sau:
– Thanh toán tiền mặt: Ghi “ TM” hoặc “Tiền mặt”
– Thanh toán bằng chuyển khoản: Ghi “ CK” hoặc “Chuyển khoản”
– Hoặc bạn có thể ghi “ TM/CK”
Lưu ý: Hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên bắt buộc phải chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 5: Số tài khoản
– Chỉ tiêu này không bắt buộc, bạn có thể để trống nếu không có thông tin TK của khách hàng.
Chỉ tiêu 6: Số thứ tự
– Tuần tự ghi số thứ tự của các mặt hàng từ 1,2,…
Chỉ tiêu 7: Tên hàng hóa, dịch vụ
– Ghi đầy đủ tên mặt hàng. Trường hợp người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý thì phải ghi cả tên hàng hóa và mã hàng hóa.
Hóa đơn viết tay nếu không viết hết các dòng hóa đơn, kế toán cần gạch chéo các dòng còn lại.
Đối với hóa đơn tự in hoặc đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần trống trên hóa đơn thì không cần gạch chéo.
Hóa đơn viết tay nếu không viết hết các dòng hóa đơn, kế toán cần gạch chéo các dòng còn lại.
Đối với hóa đơn tự in hoặc đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần trống trên hóa đơn thì không cần gạch chéo.
Lưu ý: Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:
1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn. Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”.
- Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác.
- Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên.
- Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.
a) Nội dung ghi trên hóa đơn
- Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
- Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014.
b) Nội dung trên bảng kê
- Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”.
Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Lưu ý:
- Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
- Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai.
Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
- Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
- Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định (Theo điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Cách viết hoá đơn GTGT kèm bảng kê
Chỉ tiêu 8: Đơn vị tính
– Theo nguyên tắc nhất quán. Đơn vị tính hàng hoá khi nhập hàng và khi xuất bán phải đồng nhất với nhau.
VD: Khi nhập hàng hoá (đầu vào) đơn vị tính là cái thì khi xuất bán các hàng hoá này đơn vị tính cũng phải được ghi nhận là cái.
– Trường hợp kinh doanh về dịch vụ thì không cần đơn vị tính trên hóa đơn. Căn cứ theo điểm b, khoản 2, điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC.
Chỉ tiêu 9: Số lượng
– Ghi nhận số lượng hàng hóa bán ra.
Chỉ tiêu 10: Đơn giá
– Là giá bán hàng hoá, dịch vụ chưa có thuế GTGT.
Chỉ tiêu 11: Thành tiền
– Thành tiền = đơn giá x số lượng
Chỉ tiêu 12: Cộng tiền hàng
– Là tổng cộng các dòng ở cột thành tiền
Chỉ tiêu 13: Thuế suất
– Ghi thuế suất của hàng hóa dịch vụ. Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ sẽ có thuế suất khác nhau như 0%, 5%, 10%. Đối với trường hợp không chịu thuế thì gạch chéo “/”.
Chỉ tiêu 14: Tiền thuế GTGT
– Tiền thuế GTGT = “cộng tiền hàng x thuế suất”. Trường hợp không chịu thuế thì kế toán gạch chéo “/”.
Chỉ tiêu 15: Tổng cộng tiền thanh toán
– Tổng cộng tiền thanh toán = “ Cộng tiền hàng + tiền thuế GTGT”
Chỉ tiêu 16: Số tiền bằng chữ
– Diễn giải bằng chữ số tiền ở tiêu thức Tổng cộng tiền thanh toán.
Ví dụ: Một triệu một trăm lẻ năm ngàn đồng.
Lưu ý:
- Không được làm tròn số tiền lẻ trên hóa đơn GTGT.
- Về đồng tiền ghi trên hóa đơn:
Theo điểm e, khoản 2, điều 16 thông tư 39/2014/TT-BTC, quy định như sau:
” Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng tiền Việt Nam. Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 5.000 USD – Năm ngàn đô la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một ngoại tệ được ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.”
Chỉ tiêu 17: Người mua hàng ký và ghi rõ họ tên
– Người mua hàng trực tiếp ký và ghi rõ họ tên.
– Đối với trường hợp người mua hàng không trực tiếp đến cửa hàng của bên bán như : Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, Fax thì người mua hàng không nhất thiết phải ký và ghi họ tên.
Khi lập hóa đơn cho các trường hợp này, tại tiêu thức người mua hàng, người bán hàng chỉ cần ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, fax.
Khi lập hóa đơn cho các trường hợp này, tại tiêu thức người mua hàng, người bán hàng chỉ cần ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, fax.
– Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua.
Chỉ tiêu 18: Người bán hàng
– Người lập hóa đơn sẽ ký khi thực hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
Chỉ tiêu 19: Thủ trưởng đơn vị
– Giám đốc công ty ký đóng dấu và ghi rõ họ tên. Trường hợp giám đốc đi vắng không thể ký được trên hóa đơn thì bắt buộc phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người khác trực tiếp ký và người ký không nhất thiết phải là thành viên Ban Giám đốc công ty.
Các hoá đơn được uỷ quyền ký và phát hành phải được đóng dấu của tổ chức vào phía bên trái của tờ hóa đơn. Căn cứ theo Điểm d, khoản 2, điều 16 thông tư 39/2014/TT-BTC.
Các hoá đơn được uỷ quyền ký và phát hành phải được đóng dấu của tổ chức vào phía bên trái của tờ hóa đơn. Căn cứ theo Điểm d, khoản 2, điều 16 thông tư 39/2014/TT-BTC.
LỜI KẾT
Ketoangiare.net vừa chia sẻ với bạn bài viết Bạn Đã Biết Cách Viết Hóa Đơn GTGT 2021?. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ nắm và biết cách vận dụng cho chính xác. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.
Đừng quên COMMENT, SHARE bài viết các bạn nhé!
EmoticonEmoticon