Mức phạt khi Nộp chậm Báo Cáo Tài Chính mới nhất 2024 là bao nhiêu?.
Trường hợp không nộp báo cáo tài chính thì sẽ bị xử phạt như thế nào?. Đang
là vướng mắc của phần nhiều các bạn kế toán. Để biết cụ thể mức xử phạt cho
từng trường hợp. Hãy cùng
ketoangiare.net tham khảo
bài viết dưới đây để tránh những khoản phạt không đáng có cho đơn vị mình
bạn nhé.

MỨC PHẠT KHI NỘP CHẬM BÁO CÁO TÀI CHÍNH MỚI NHẤT 2024 LÀ BAO NHIÊU
Theo điều 10, điều 11, điều 12
Nghị định 41/2018/NĐ-CP
ngày 12/3/2018 của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cụ thể như sau:
#1. Xử phạt hành vi vi phạm về tài khoản kế toán
1.1. Mức phạt 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
a. Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;
b. Thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán
hoặc mở thêm tài khoản kế toán thuộc nội dung phải được Bộ Tài chính chấp
thuận mà chưa được chấp thuận.
=> Mức phạt tiền theo khung xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Đối
với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền
gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
1.2. Mức phạt 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
- Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban
hành hoặc chấp thuận.
#2. Xử phạt vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính
2.1. Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
a. Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu
theo quy định;
b. Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ
trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
=> Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành
vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá
nhân.
2.2. Mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
a. Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;
b. Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ
kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
2.3. Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
a. Không lập báo cáo tài chính theo quy định;
b. Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng
từ kế toán;
c. Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán
và chuẩn mực kế toán.
2.4. Mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
a. Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính
nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b. Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man
số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự;
c. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin,
số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và
chuẩn mực kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều
này;
b. Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
#3. Xử phạt vi phạm về nộp và công khai báo cáo tài chính
3.1. Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
a. Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới
03 tháng so với thời hạn quy định;
b. Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy
định.
3.2. Mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
a. Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b. Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm
báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm
toán báo cáo tài chính;
c. Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03
tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d. Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với
các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài
chính;
đ. Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn
quy định.
3.3. Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số
liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
3.4. Mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
+ Tóm lại:
- Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá
nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Đây là mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) mới nhất hiện
nay.
MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRƯỚC NGÀY 01/05/2018
Theo điều 9 và 10 Nghị định 105/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
MỨC PHẠT HÀNH VI
#1. Phạt từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng
- Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy
đủ nội dung theo quy định;
- Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ
ràng; không nhất quán theo quy định;
- Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định, gồm:
Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các Khoản thu chi tài chính
khác; tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động
kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ, thu nhập của người lao
động;
- Công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn
quy định.
- Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài Khoản kế toán;
- Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài Khoản kế toán do Bộ Tài
chính ban hành hoặc mở thêm tài Khoản kế toán trong hệ thống tài Khoản kế
toán cấp I đã lựa chọn mà không được Bộ Tài chính chấp nhận.
#2. Phạt từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng
- Không áp dụng đúng hệ thống tài Khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh
vực hoạt động của đơn vị;
- Không thực hiện đúng hệ thống tài Khoản đã được Bộ Tài chính chấp
thuận.
#3. Phạt từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng
- Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;
- Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ
kế toán;
- Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài
chính;
- Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man
số liệu trên báo cáo tài chính;
- Cố ý, thoả thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin,
số liệu kế toán sai sự thật;
- Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời
hạn quy định;
- Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm
báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm
toán.
>>Nên xem: Hướng Dẫn Xử Lý Lỗi Không Nộp Được Thuyết Minh BCTC
LỜI KẾT
Ketoangiare.net
vừa chia sẻ với bạn bài viết Mức Phạt Khi Nộp Chậm Báo Cáo Tài Chính Mới Nhất 2024 Là Bao
Nhiêu?. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ nắm và biết cách vận dụng
cho chính xác. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.
Đừng quên COMMENT, SHARE bài viết các bạn nhé!
EmoticonEmoticon