Trong hoạt động kinh doanh, việc các doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi cho
đối tác là doanh nghiệp hoặc cá nhân khác vay tiền rất hay xảy ra. Tuy
nhiên, việc doanh nghiệp cho vay tiền lãi suất 0% sẽ bị ấn định thuế do cơ quan thuế xem đây là hoạt động trao đổi không theo mức lãi suất giao dịch thông
thường trên thị trường. Cùng Ketoangiare.net đi vào phân tích vấn đề này để giúp DN bạn không bị xử phạt qua bài
viết dưới đây nhé.
CÁC TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP BỊ ẤN ĐỊNH THUẾ.
Trường hợp này có 2 vấn đề chúng ta cần quan tâm ở đây là:
– Các trường hợp vi phạm nào bị ấn định thuế ?
– Doanh nghiệp cho vay lẫn nhau với lãi suất 0% thì ngoài việc bị ấn
định thuế mức chế tài kèm theo là gì?.
- Căn cứ: Điểm e khoản 01 Điều 37
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về ấn định thuế đối
với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế như
sau:
#1. Người nộp thuế bị ấn định thuế trong 7 trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký thuế
b) Không nộp hồ sơ khai thuế: nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ
ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp
hồ sơ khai thuế.
c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ
quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ
tính thuế;
d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số
liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần
thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy
định;
e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo
giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ
thuế.
#2. Các căn cứ ấn định thuế bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế
b) So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành
nghề, quy mô;
c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.
CHO DOANH NGHIỆP KHÁC VAY KHÔNG LẤY LÃI HOẶC LÃI SUẤT 0% SẼ BỊ ẤN ĐỊNH THUẾ.
– Doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi và cho doanh nghiệp khác vay với lãi
suất 0%, được xác định là trường hợp “trao đổi không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường“, vi phạm Điểm e Khoản 1 Điều 37
Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, quy định Người
nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường
hợp:
+ Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo
giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
+ Thuộc đối tượng bị cơ quan thuế ấn định thuế khi cho doanh nghiệp khác
vay với lãi suất 0%, cơ quan thuế có thể căn cứ mức thuế suất cho vay
đối với ngân hàng để xử lý ấn định thuế truy thu thuế TNDN đối với doanh
nghiệp;
HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC CHẾ TÀI CHO VAY KHÔNG TÍNH LÃI
Hiện mức xử phạt hành vi cho vay không lãi suất là
phạt 20% giá trị kê khai sai và phạt chậm nộp là 0.03%/ngày (trước 1/7/2016 mức phạt là 0.05%/ ngày). Đồng thời truy thu số thuế TNDN chưa nộp.
CÔNG VĂN CHO VAY KHÔNG TÍNH LÃI
Nhằm giúp bạn nắm rõ hơn việc cho vay lãi suất 0% bị ấn định thuế.
Ketoangiare.net
gửi đến bạn toàn văn nội dung
công văn cho vay không tính lãi (công văn 4975/tct-cs) mà Tổng cục thuế gửi cho Cục
thuế TP.HCM ngày 26 tháng 10 năm 2016.
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4975/TCT-CS
V/v: Chính sách thuế Hà
Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2016
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 8767/CT-TT1 ngày 9/9/2016 của
Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh về chính sách thuế TNDN của Công ty
TNHH May Trịnh Vương (Công ty). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý
kiến như sau:
1. Đối với khoản tiền Công ty cho Công ty TNHH MM XK Việt Mỹ
vay không tính lãi suất.
Tại Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày
29/11/2006 quy định Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê
khai bị ấn định thuế trong trường hợp: “Mua, bán, trao đổi và hạch
toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông
thường trên thị trường;
Căn cứ quy định trên, từ năm 2010 đến năm 2013, Công ty TNHH May
Trịnh Vương cho Công ty TNHH MM XK Việt Mỹ vay vốn với lãi suất 0%
thì hoạt động vay vốn trên là việc thực hiện trao đổi không theo
giá giao dịch thông thường trên thị trường. Tổng cục Thuế thống
nhất về ý kiến xử lý của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh tại công
văn số 8767/CT-TT1 ngày 9/9/2016 nêu trên, cụ thể: Công ty thuộc
diện bị ấn định thuế theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật
Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Đối với khoản tiền Công ty tạm ứng cho cá nhân trong nội bộ
Công ty
- Tại Khoản 1 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày
26/12/2008 và Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày
27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp
quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
TNDN như sau:
“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được
trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp;
1.2. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của
pháp luật”.
- Tại Điểm 2.15 Khoản 2 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC
ngày 26/12/2008 và Điểm 2.16 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số
123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế
thu nhập doanh nghiệp quy định khoản chi không được trừ như sau:
“2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi
tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo
tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường
hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh”.
- Tại Điều 22 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp quy định nguyên
tắc kế toán tài khoản 141:
“….
b)
Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp
giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh
doanh
hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt.
Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh
nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung
ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng
văn bản.
c) Người nhận tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể) phải
chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và
chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công
việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết
phải nộp lại quỹ.
Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người
khác sử dụng.
Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng
phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh
toán toàn bộ, dứt điểm (theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã
nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận
tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có).
Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải
tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chỉ bổ
sung số còn thiếu...”.
- Tổng cục Thuế đã có công văn số 2323/TCT-CS ngày 30/5/2016 trả
lời Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có nội dung về chính
sách thuế TNDN.
Căn cứ các quy định nêu trên, đề nghị Cục Thuế thành phố Hồ Chí
Minh xác định bản chất các khoản tiền của Công ty TNHH May Trịnh
Vương chi cho bà Trịnh Thị Hồng Vân để xử lý về thuế phù hợp, đúng
quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được
biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTCTr Cao Anh Tuấn (để báo cáo);
- Các Vụ: PC, KTNB (TCT);
- Lưu: VT, CS (3b). TL.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Quý Trung
>>Tải công văn về việc cho vay không tính lãi số 4975/TCT-CS
ngày 26/10/2016 tại đây: goo.gl/Dyao2E
LỜI KẾT
Ketoangiare.net vừa chia
sẻ với bạn bài viết
Cho Doanh Nghiệp Khác Vay Tiền Không Lấy Lãi Hoặc Lãi Suất 0% Sẽ Bị
Ấn Định Thuế. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ nắm và biết cách vận dụng cho
chính xác. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.
Đừng quên COMMENT, SHARE bài viết các bạn nhé!
EmoticonEmoticon